Sở dĩ nước hồ bơi trong xanh được như vậy là có
nguyên nhân cả, mọi người đừng cho rằng nó nhìn trong và sạch sẽ như vậy là an
toàn. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm bởi như vậy nó mới độc hại vô cùng vì một số
loại hóa chất bể bơi.
Theo một cựu nhân viên ở một hồ bơi lớn cho biết,
các hồ bơi công cộng rất ít khi thay nước. Để làm sạch, người ta dùng chất
trung hòa nước, Chlorine diệt khuẩn và các thuốc diệt rong, tảo trong hồ bơi.
Trong đó, sunfat đồng là một hóa chất dùng để diệt tảo xanh và diệt khuẩn nhanh
chóng, hiệu quả.
Ngoài ra, tại nhiều cửa hàng hóa chất có bán một loại
được quảng cáo “siêu tác dụng”, có thể làm sáng trong và xanh nước hồ bơi có
tên Pool Clear, với giá 420.000 đồng/bình 1 lít. Hóa chất hồ bơi này cũng được quảng cáo là diệt rêu và làm sạch nước
hồ.
Theo TS Nguyễn Văn Khải, hiện có rất nhiều hoạt chất
làm trong và sạch nước hồ. Tuy nhiên, người ta chủ yếu sử dụng ChloraminB,
Chlorine hoặc sunfat đồng và một số hóa chất diệt rêu, tảo khác… Các chất này đều
rất nguy hiểm nếu dùng quá liều lượng. Riêng với bột sulfat đồng, khi nuốt vào
cơ thể có thể gây viêm đại tràng, viêm dạ dày, ảnh hưởng đến gan và gây viêm đường
hô hấp. Thậm chí, nếu tiếp xúc với các chất hóa học này quá, nhiều người sẽ bị
đau mắt đỏ, lở loét miệng, hỏng võng mạc mắt hay các bệnh da liễu. Bên cạnh đó,
bột Clo cũng làm cho da khô ráp ngày càng nghiêm trọng, nếu hóa chất hồ bơi đó hấp thụ nhiều
vào cơ thể thì có thể dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những chất gì càng có tác dụng nhanh thì càng độc. Đặc
biệt, nguyên tắc sử dụng bể bơi trẻ em là khi trẻ tắm được khoảng nửa giờ thì
rút nước bể bơi khoảng 50% và thay nước dần vào để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên,
rất ít bể công cộng làm thế vì tốn công, tốn điện và tốn… nước. Nhiều nơi còn
tiết kiệm, mua loại hóa chất rởm, bể bơi có quá nhiều người, không tắm tráng
trước khi xuống bể… nên nhiều dịch bệnh bị lây lan hoặc phát sinh từ đây.
Nguy cơ tiềm ẩn từ hồ bơi ngày càng lộ rõ khi đầu
tháng 5−2015, qua kiểm tra rà soát, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã phát đi cảnh
báo: 100% hồ bơi trên địa bàn Hà Nội vi phạm quy định đảm bảo an toàn. Quy định
đã chỉ rõ các hồ bơi phải lấy mẫu xét nghiệm 7 chỉ số ít nhất 1 lần/ tuần và
lưu mẫu nước mỗi lần kiểm tra 5 ngày. Tuy nhiên, qua giám sát, 100% hồ bơi
không xét nghiệm, lưu mẫu nước hàng ngày. Chỉ 1/3 trong tổng số 137 hồ bơi ở Hà
Nội đạt chỉ tiêu theo quy định.
Khi các chủ đầu tư xây bể bơi kinh doanh, họ chỉ quan tâm làm sao để hồ bơi nhìn thật
trong xanh, sạch sẽ để thu hút khách hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét